Nhập khẩu trực tiếp là gì?

nhap-khau-truc-tiep-la-gi

Table of Contents

Ở thế giới phẳng, việc nhập khẩu hàng hóa từ quốc gia khác đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của rất nhiều doanh nghiệp. Trong đó, nhập khẩu trực tiếp là phương pháp dần phổ biến hơn bao giờ hết, phù hợp với mọi quy mô, mọi mô hình, cung cấp một cách dễ dàng các sản phẩm mà nội địa chưa đáp ứng.

Để tiếp nối chuỗi bài viết về những dịch vụ phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế, hôm nay chúng ta sẽ khám phá nhập khẩu trực tiếp là gì, lợi ích, hạn chế và cách tận dụng nó nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty.

 

Khái niệm nhập khẩu trực tiếp

Tương tự trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu trực tiếp là quá trình nhập hàng hóa từ nhà sản xuất hoặc cung cấp ngoài nước mà không thông qua bất kỳ trung gian nào như bán buôn, phân phối hoặc đại lý. Nói cách khác, nó hiểu như một giao dịch trực tiếp giữa người mua và người bán.

 

Lợi ích

Thực tế, cách thức nhập sản phẩm được đề cập không ngừng mang lại ích lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh đa quốc gia, bao gồm:

 

Tiết kiệm chi phí: Không thể phủ nhận, doanh nghiệp có thể tránh được các chi phí gia tăng liên quan đến bên thứ ba. Điều này cho phép công ty mua hàng với giá thấp hơn, tăng tỷ suất lợi nhuận. Nhờ đó, nó góp phần loại bỏ sự cần thiết của các chiến dịch tiếp thị tốn kém mục đích thu hút người mua.

 

Kiểm soát tốt chất lượng hàng hóa: Khi mua hàng từ nhà cung cấp nước ngoài, doanh nghiệp có cơ hội kiểm tra sản phẩm sát sao trước khi xuất xưởng, đảm bảo thỏa mãn tiêu chuẩn yêu cầu, giảm rủi ro rơi vào nguồn trôi nổi. Hơn nữa, công ty có thể xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với nhà cung cấp của họ.

Tuy vậy, làm sao kiểm tra chất lượng nguồn nhập lại là bài toán khác. Tham khảo về chủ đề này trong bài viết tiếp theo hoặc dịch vụ Kiểm định hàng hóa của VIEC tại đây.

 

Duy trì khả năng cạnh tranh trong thị trường biến động: Khi xu hướng và sở thích của người tiêu dùng thay đổi liên tục, chính nhập khẩu sản phẩm từ ngoài nước đã hỗ trợ công ty thỏa mãn nhu cầu bất ổn, từ xuất xứ, mẫu mã đến chất liệu, đặc biệt hữu ích dành cho tổ chức thiếu nguồn lực thực hiện phát triển mặt hàng mới độc lập.

 

Cẩn thận!

Như bạn có thể biết, mọi quốc gia đều có các quy định hải quan riêng phải tuân theo khi nhập khẩu hàng hóa. Các luật lệ có thể phức tạp và tốn thời gian tìm hiểu và áp dụng, thậm chí xuất hiện nguy cơ xảy ra phạt tiền hoặc tịch thu hàng hóa nếu chậm trễ làm thủ tục hay không chấp hành đúng. Điều thứ hai và vô cùng quan trọng, nhập khẩu trực tiếp có thể gồm các chi phí ẩn như vận chuyển, bảo hiểm, phí hải quan và thuế nhập khẩu,… Nó xảy ra bởi sự thiếu chi tiết khi tìm hiểu, thảo luận và đàm phán hoặc vướng phải lừa đảo, dẫn đến tổn hại rất lớn cho doanh nghiệp.

 

Vậy làm cách nào để công ty sử tối ưu hình thức nhập khẩu trực tiếp? Phần tiếp theo sẽ trả lời câu hỏi của bạn.

 

nhap-khau-truc-tiep-la-gi-1

 

Trực tiếp nhập khẩu một cách hiệu quả – Tại sao không?

Để thực hiện một thương vụ thu mua thẳng từ nước bạn, ngoài việc xác định chuẩn xác yếu tố cơ bản như ngân sáchthời gian thì doanh nghiệp nên thực hiện theo một số bước gợi ý sau:

 

Xác định nhà sản xuất hoặc cung cấp: Điều này có thể được thực hiện thông qua nghiên cứu trực tuyến, triển lãm thương mại hoặc bằng cách nhận được sự giới thiệu từ những người có chuyên môn, thâm niên và hiểu biết về thị trường đối tác.

 

Đàm phán giá cả và các điều khoản: Sau khi đã xác định nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp, doanh nghiệp nên thương lượng giá cả và các điều khoản trực tiếp với họ, để ý các chi phí ẩn hoặc phát sinh, bao gồm mọi thứ từ giá của sản phẩm đến các đề mục quy ước khi giao hàng trên hợp đồng, điểm chuyển giao rủi ro, phương thức thanh toán,…

 

Kế tiếp, công ty cần sắp xếp vận chuyển và thông quan. Chọn dịch vụ giao nhận vận tải hoặc nhà môi giới hải quan uy tín nên được ưu tiên hơn là các “mồi” ngon, bổ, rẻ. Đó sẽ là người xử lý tất cả các thủ tục giấy tờ và hậu cần cần thiết. Hãy giữ liên lạc và cập nhập thông tin với họ thường xuyên trong suốt quá trình chuyển hàng.

 

Quản lý chuỗi cung ứng: Cuối cùng, khi sản phẩm đã được cập bến, doanh nghiệp phải phân phối sản phẩm được giao cho khách đúng thời hạn và trong tình trạng tốt,  bao gồm việc quản lý hàng tồn kho đến thực hiện đơn hàng.

Ngoài những bước trên, bạn có thể liên hệ VIEC để được tư vấn toàn diện về giải pháp nhập khẩu trực tiếp cũng như xuyên suốt quá trình vận chuyển từ đối tác đến người dùng cuối cùng.

 

Case study

nhap-khau-truc-tiep-la-gi-2

Để cụ thể hóa vai trò của VIEC trong quy trình nhập khẩu trực tiếp, chúng ta cùng tham khảo  một thành công mà chúng tôi mang lại cho đối tác trước đây:

Năm 2022, đội ngũ chúng tôi nhận được yêu cầu nhập khẩu máy kéo từ Việt Nam sang Hà Lan. Vị khách hàng yêu thích đồ cổ này đã mất 20 năm để cố gắng tìm cách vận chuyển nó nhưng không thành công.

Vấn đề xảy ra khi bắt đầu chuẩn bị giấy tờ. Do chiếc máy cày đã quá cũ nên chủ sở hữu đã làm thất lạc một số tài liệu liên quan. Điều này khiến quá trình nhập máy bị đình trệ trong thời gian dài. Trở ngại thứ hai ập đến khi VIEC lựa chọn container sao cho vừa đáp ứng khả năng chi trả của khách vừa thỏa yêu cầu chất hàng lên Flat rack container (loại công chuyên dụng để vận chuyển những kiện hàng có kích thước lớn, máy móc siêu trường, siêu trọng).

Kết quả là chỉ trong vài tháng ngắn ngủi, chúng tôi đã mang thành công chiếc máy cày hoàn hảo đến tay khách hàng.

Tìm hiểu thêm cách mà VIEC giải quyết rắc rối ở bài viết sau.

 

Hoặc nếu doanh nghiệp của bạn cũng gặp trường hợp tương tự? Tham gia tư vấn miễn phí với VIEC – Dịch vụ tư vấn xuất nhập khẩu (Việt Nam – Hà Lan) nha.

 

related news