Thực Trạng Và Tiêu Chuẩn Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam Sang EU

xuat-khau-nong-san-viet-nam

Table of Contents

1) Top 7 mặt hàng chủ lực của nông sản Việt Nam xuất khẩu sang EU

Về thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU, số liệu từ Tổng cục hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu trong 11 tháng năm 2021 đạt xấp xỉ  2,2 tỷ USD và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2020. Về tỷ trọng nông sản Việt Nam hiện nay, các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam xuất khẩu sang EU gồm:

  • Cà phê (42,2%)
  • Hạt điều (33%)
  • Cao su (7,9%)
  • Rau quả (7,8%)
  • Hạt tiêu (7,4%)
  • Gạo (1,7%)
  • Chè ( 0,1%)

Cà Phê

Với cà phê, EU  là thị trường  xuất khẩu cà phê lớn nhất của nước ta với trị giá xuất khẩu đạt 939 triệu USD trong 11 tháng 2021. Năm 2022, giá cà phê tăng cao, cộng với  lợi thế về thuế suất nhập khẩu giảm về 0% và nguồn cung cà phê chất lượng, dự báo trị giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này sẽ tăng trưởng mạnh. 

Hạt Điều

Hạt điều là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai trong số các mặt hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang EU. Cụ thể,  năm 2021 xuất khẩu hạt điều sang  EU đạt 122 nghìn tấn, tăng 6.2% về trị giá so với năm 2020. Hiện nay, hạt điều Việt Nam được xuất chủ yếu sang hai nước là Hà Lan, Đức và một số nước Đông Âu như Nga, Ba Lan, Romania, Ukraine…

Cao Su

Với ngành hàng cao su, Hiệp định EVFTA được xem như đòn bẩy để ngành cao su và các sản phẩm từ cao su của Việt Nam đẩy mạnh hội nhập sâu rộng vào thị trường EU với giá bán cao… 

Trong 11 tháng năm 2021, xuất khẩu cao su sang EU đạt khoảng 100 nghìn tấn, tương đương 175 triệu USD.  Giai đoạn 2022-2024, trước tình hình nguồn cung đang có xu hướng giảm dần, nhiều chuyên gia dự đoán cao su toàn cầu có thể sẽ bước vào chu kỳ tăng giá mạnh, đây là cơ hội rất lớn cho cao su xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu.

Rau Quả

Đối với rau quả, các mặt hàng của Việt Nam hiện đã có mặt tại hơn 25 quốc gia thành viên EU với một số thị trường chủ lực như Hà Lan, Italia và Tây Ban Nha…

Hiện nay, EU đang là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ 4 của nước ta, chiếm 40-50% lượng rau quả nhập khẩu của thế giới.

Hạt Tiêu

Năm 2021, trị giá hạt tiêu EU nhập khẩu từ Việt Nam đạt 130,45 triệu USD, tăng 46,9% so với năm 2020.  Bà Hoàng Thị Liên – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam – nhận định, EU là thị trường tiềm năng được các doanh nghiệp trong ngành hàng hạt tiêu và nông sản Việt Nam nói chung đánh giá rất cao. Thực tế cũng cho thấy các doanh nghiệp Việt đang tận dụng hiệu quả các ưu đãi từ hiệp định khi kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu sang EU tăng liên tục trong thời gian qua. 

Gạo

Đối với mặt hàng gạo, xuất khẩu gạo sang EU trong 11 tháng 2021 đạt khoảng 54 nghìn tấn, tăng tới 21,6% về trị giá so với 2020. Trong đó, một số giống gạo đặc sản ST24, ST25 đã thành công bước vào thị trường và được người tiêu dùng Châu Âu ưa chuộng. Điều này có thể lí giải từ  nhu cầu gạo của thị trường EU có xu hướng tăng, đặc biệt là các loại gạo dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. 

Chè

Ngành chè cũng ghi nhận nhiều bước tiến đáng kể với kim ngạch xuất khẩu chè sang EU đạt khoảng 3 triệu USD trong 11 tháng đầu năm 2021, tăng 21,6% so với 2020.  Mức tăng trưởng này đã giúp Việt Nam vươn lên là một trong những các quốc gia hàng đầu có sản phẩm chè xuất khẩu vào thị trường EU. 

Có thể thấy, các mặt hàng nông sản Việt Nam đang có nhiều tiềm tăng tiến sâu vào thị trường nửa tỷ dân này dựa trên những  lợi thế từ nền nông nghiệp lâu đời và các ưu đãi từ hiệp định EVFTA mang lại. Tuy nhiên, để biến tiềm năng thành “Đô-La”, doanh nghiệp Việt cần trang bị vững vàng các yêu cầu chất lượng của Liên minh Châu Âu (EU) để vượt qua những rào cản phi thuế quan và tiếp tục giữ đà tăng trưởng.

2) Tiêu chuẩn để nông sản Việt Nam thâm nhập thị trường EU

Được đánh giá là thị trường “khó tính” bậc nhất thế giới, nông sản Việt Nam muốn xuất khẩu bền vững vào EU phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật và kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt.

Một số  tiêu chuẩn bắt buộc bao gồm:

Qui định kiểm dịch thực vật

Các yêu cầu kiểm dịch thực vật (SPS) được đưa ra nhằm  ngăn ngừa các sinh vật gây hại xâm nhập và lây lan cho cho cây trồng tại châu Âu. Nếu không đáp ứng chứng nhận này, nông sản Việt Nam sẽ không được phép xuất khẩu vào thị trường EU.

Giấy chứng nhận nguồn gốc (C/O)

Chứng từ này dùng để chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về xuất nhập khẩu của cả hai nước.

Bảng test dư lượng

Liên minh Châu Âu quy định  rõ  mức dư lượng tối đa (MRLs) cho thuốc trừ sâu trong và trên các sản phẩm thực phẩm. Và do đó, các sản phẩm chứa nhiều thuốc trừ sâu hơn mức cho phép sẽ bị rút khỏi thị trường châu Âu.

Chỉ tiêu nâng cao

Bên cạnh những tiêu chuẩn bắt buộc, một số nhà nhập khẩu còn yêu cầu doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn nâng cao khác nhằm đảm bảo cao nhất về vệ sinh và an toàn thực phẩm. 

Trong đó, một trong những chứng nhận phổ biến nhất được yêu cầu để xuất khẩu sản phẩm tươi sang châu Âu là GLOBAL G.A.P. 

Chỉ tiêu Global Gap

Ngoài ra, một số hệ thống siêu thị, nhà nhập khẩu Châu Âu còn đòi hỏi các nhà cung cấp phải có chứng nhận nâng cao như:

Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS)

BRCGS

Chứng nhận hữu cơ EU

Chứng Nhận Hữu Cơ

Nông nghiệp bền vững
(Rainforest Alliance)

3) Bao bì, nhãn mác khi xuất khẩu sang EU

Không chỉ quan trọng về chất lượng “bên trong”, khi xuất khẩu nông sản sang châu Âu, các doanh nghiệp không thể bỏ qua yếu tố “bên ngoài’ –  các quy định về bao bì và nhãn mác.

Bao bì thương phẩm của trái cây tươi hoặc rau quả phải bao gồm các thông tin: 

Nhãn mác trái chuối tại siêu thị Hà Lan

–        Tên và địa chỉ của người đóng gói hoặc người gửi

–        Tên và chủng loại của sản phẩm (nếu sản phẩm không nhìn thấy từ bên ngoài bao bì)

–        Nước xuất xứ

–        Loại và quy mô (tham khảo các tiêu chuẩn marketing)

–     Số lô để truy xuất nguồn gốc hoặc GGN nếu được chứng nhận GLOBAL G.A.P. (khuyến khích)

–      Chỉ dẫn sản phẩm để thay thế tên và địa chỉ của nhà đóng gói (không bắt buộc)

–     Xử lý sau thu hoạch; ví dụ, chất chống nấm mốc được bổ sung trong quá trình xử lý sau thu hoạch đối với trái cây có múi phải được đề cập trên bao bì

–      Chứng nhận hữu cơ, bao gồm tên cơ quan kiểm tra và số chứng nhận (nếu có)

Riêng đối với  trái cây hoặc rau quả được chế biến hoặc đóng gói trực tiếp để tiêu thụ, nhãn mác cũng cần ghi những nội dung  phù hợp sau:

  • Tên thông thường của sản phẩm;
  • Tên đầy đủ của nước xuất xứ;
  • Tên và địa chỉ của nhà sản xuất, nhà đóng gói, nhà nhập khẩu, chủ sở hữu thương hiệu hoặc người bán (nhà bán lẻ) ở EU đưa sản phẩm ra thị trường 
  • Thời hạn tối thiểu – dùng tốt nhất trước ngày (trên tất cả trái cây và rau quả đã qua chế biến, chẳng hạn như mới cắt);
  • Nhận dạng nhà sản xuất hoặc số lô;
  • Danh sách các thành phần (nếu có), bao gồm các chất phụ gia và xử lý sau thu hoạch;
  • Thông tin về chất gây dị ứng (nếu có);
  • Thông tin về giá trị dinh dưỡng (khi kết hợp với thực phẩm khác);
  • Được đóng gói trong môi trường được bảo vệ, nếu có;

Xoài Cắt Sẵn Đóng Hộp (Mặt trước)

Xoài Cắt Sẵn Đóng Hộp (Mặt sau)

Ngoài ra, bao bì được bán trên thị trường Châu Âu còn tuân thủ các yêu cầu chung nhằm bảo vệ môi trường, cũng như các quy định khác nhằm ngăn ngừa rủi ro cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Tuy nhiên thực tế cho thấy việc tiếp cận thị trường và đáp ứng các yêu cầu của nhà nhập khẩu EU một cách hiệu quả là bài toán không hề dễ dàng cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Lí do là vì mỗi nhà nhập khẩu thường đưa ra những tiêu chí và yêu cầu khác nhau, cộng thêm những bất cập và rào cản địa lý khiến quá trình trao đổi nhằm chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo càng gặp nhiều khó khăn.

Hiểu được thực trạng đó, công ty VIEC cung cấp dịch vụ tư vấn xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU. Với 11 năm kinh nghiệm, và mối quan hệ kinh doanh với các nhà nhập khẩu lớn tại Pháp, Đức và Hà Lan, công ty VIEC chúng tôi giúp hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp, đồng thời kết nối trực tiếp doanh nghiệp Việt Nam đến các nhà nhập khẩu lớn tại Châu Âu. 

related news