Xuất Khẩu Hạt Tiêu Việt Nam Vào Thị Trường Châu Âu

hat-tieu-xuat-khau-vao-chau-au

Table of Contents

Hạt tiêu là gia vị được sử dụng phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, loại hạt này không những có lượng tiêu thụ lớn mà còn được xuất khẩu nhiều sang thị trường Châu Âu, đặc biệt là Hà Lan. Ở thời điểm hiện tại, cơ hội để các nhà cung cấp mới ở Việt Nam đưa sản phẩm sang EU như thế nào, những thách thức ra sao và giải pháp cho vấn đề đó là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!

hat-tieu-den-xuat-khau-tu-vietnam-vao-eu

Tiềm năng xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Châu Âu

Hạt tiêu đen là loại gia vị được nhiều người Châu Âu yêu thích và tiêu thụ phổ biến ở các nước này bởi mùi thơm đặc trưng và vị cay nồng không lẫn vào đâu được, không loại hạt nào có thể thay thế. Nó được thêm vào trong nước sốt, thịt, cá và rau củ, tạo nên hương vị tuyệt vời cho các món ăn. Hạt tiêu đã được sử dụng trong ẩm thực từ nhiều thế kỷ trước nên người dân Châu Âu đã quá quen thuộc với loại gia vị này. Vì những lý do trên, nó được mệnh danh là vua của thế giới gia vị. 

Những nước Châu Âu và Hoa Kỳ là các quốc gia nhập khẩu hạt tiêu đứng đầu thế giới, chiếm tới ⅓ tổng lượng sản phẩm toàn cầu. Trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, hạt tiêu đen nhập khẩu của Châu Âu tăng 5% mỗi năm, đạt khoảng 76,7 nghìn tấn vào năm 2020. Sản lượng tiêu thụ ở nội địa EU năm 2020 là 36,6 nghìn tấn. 

hat-tieu-xuat-khau-sang-eu

Ở Châu Âu, hạt tiêu xay mịn là dạng thức được sử dụng phổ biến nhất trong ẩm thực nhưng hầu như tiêu được nhập khẩu nguyên hạt, chiếm khoảng 90% sản lượng. Lý giải cho điều này cũng rất đơn giản. Hạt tiêu nguyên hạt sẽ giúp các nhà nhập khẩu dễ dàng kiểm tra chất lượng và độ an toàn của sản phẩm. Bên cạnh đó, nếu hạt tiêu đen được sấy khô đạt tiêu chuẩn sẽ lưu giữ hương vị lâu hơn so với tiêu xay.

Châu Âu chính là thị trường lớn, đầy tiềm năng để Việt Nam có thể xuất khẩu hạt tiêu do các nước này không thể tự sản xuất sản phẩm này. Lượng tiêu thụ chênh lệch một cách rõ ràng giữa nhập khẩu và xuất khẩu được ước tính là khoảng 70 nghìn tấn.

Trong liên minh Châu Âu, Đức đứng đầu sản lượng nhập khẩu hạt tiêu với 30% thị phần, tiếp đến là Anh (12%), Hà Lan và Pháp chiếm 11%, Ba Lan (6%) và Tây Ban Nha (5,6%). Ngoài ra, một số đơn vị nhập khẩu của Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan đã tái xuất số lượng lớn hồ tiêu của họ. Vậy nên thứ hạng về lượng tiêu thụ của các nước có sự khác biệt rõ ràng. Ví dụ, Hà Lan đứng thứ ba về lượng nhập khẩu tiêu đen nhưng chỉ xếp thứ năm về lượng tiêu dùng. 

Hà Lan – thị trường xuất khẩu hạt tiêu mà Việt Nam không thể bỏ lỡ

Hà Lan là một trong những trung tâm thương mại quan trọng đối với hạt tiêu ở Châu Âu. Đất nước này tái xuất khẩu 75% lượng hạt tiêu nhập khẩu. Thị trường tái xuất chính của Hà Lan là Đức, tiếp theo là Hungary, Pháp và Bỉ. Tiêu thụ nội địa năm 2020 ước đạt 4,3 nghìn tấn. Vào năm 2020, Việt Nam là nhà cung cấp hồ tiêu hàng đầu cho Hà Lan với 53% thị phần. 

Nedspice sở hữu hai cơ sở sản xuất hồ tiêu tại Việt Nam và là nhà cung ứng hồ tiêu Việt chính của Hà Lan. Ngoài ra, tập đoàn Olam, nhà cung cấp hạt tiêu hàng đầu toàn cầu, cũng có văn phòng chính ở Châu Âu tại Hà Lan. Những số liệu và thông tin trên thể hiện rằng Hà Lan là thị trường xuất khẩu hạt tiêu đầy tiềm năng.

thi-truong-hat-tieu-nhap-khau-chau-au

Dự đoán thị trường hạt tiêu tại Châu Âu trong tương lai

Do sự gia tăng dân số của Châu Âu gần đây, số lượng tiêu thụ hạt tiêu dự kiến sẽ liên tục tăng trưởng ở mức độ ổn định. Trong khoảng thời gian 5 năm tới, sản lượng nhập khẩu có thể sẽ tăng với tốc độ trung bình từ 1 – 2% mỗi năm. Giá tiêu xuất khẩu ở thị trường Châu Âu là một trong những lợi thế so với các khu vực khác. Từ năm 2019 – 2020, giá trị đơn vị xuất khẩu bình quân của Việt Nam sang Đức cao hơn 10% so với Mỹ và 20% so với Trung Quốc.

Những thách thức đặt ra khi xuất khẩu hạt tiêu sang Châu Âu

Thứ nhất, Châu Âu là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và xuất xứ hàng hóa đối với hạt tiêu. Vậy nên, các chính sách quản lý mặt hàng nông sản nhập khẩu của EU cực kỳ nghiêm ngặt và khắt khe. 

Thứ hai, các năng lực nội tại về con người, vốn, kỹ thuật sản xuất của các đơn vị xuất khẩu còn hạn chế. Các nông hộ và thương lái Việt Nam thường thiếu thông tin và hướng dẫn về các quy định của Châu Âu về xuất khẩu hạt tiêu. Do đó, việc đưa nông sản ra nước ngoài gặp nhiều khó khăn, thách thức.

hat-tieu-xuat-khau-duoc-kiem-tra

Giải pháp giúp nâng cao khả năng xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam sang Châu Âu

Việt Nam cần đáp ứng những tiêu chuẩn của liên minh EU về trồng trọt và chế biến hạt tiêu. Việc này giúp cho chất lượng sản phẩm tốt hơn, dễ dàng vượt qua các quá trình kiểm soát khắt khe của Châu Âu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên nâng cao năng lực nội tại cũng như đưa công nghệ truy xuất nguồn gốc nông sản vào trong từng khâu sản xuất. 

Trên đây là những chia sẻ về tiềm năng, thách thức khi xuất khẩu hạt tiêu tại thị trường Châu Âu và đề xuất một số biện pháp giải quyết vấn đề. Nếu muốn tìm hiểu thêm về các quy định xuất khẩu hồ tiêu sang EU, hãy liên hệ với VIEC để được tư vấn nhiệt tình nhé!

related news