Xuất khẩu trực tiếp là gì?

xuat-khau-truc-tiep

Table of Contents

Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về sự khác nhau giữa xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu truyền thống. Hôm nay, VIEC sẽ làm rõ hơn khái niệm phương pháp xuất khẩu không thông qua trung gian và tác động của nó đối với các doanh nghiệp gia nhập thị trường quốc tế. 

 

Định nghĩa Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là phương thức mà công ty bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho khách hàng ở nước ngoài không thông qua bên thứ ba, như đại lý, nhà phân phối hoặc công ty thương mại. Trong hình thức này, nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh, từ tiếp thị, vận chuyển, bán hàng, đến hậu cần,… Hiện nay, trực tiếp xuất khẩu ngày càng trở nên phổ biến với mọi quy mô và lĩnh vực, do những tiến bộ trong công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa. 

Vậy VIEC sẽ hoạt động trong chuỗi quy trình này như thế nào? Trước khi trả lời câu hỏi, chúng ta cùng đến với lợi ích mà phương pháp xuất hàng đang đề cập mang lại.

xuat-khau-truc-tiep-1

 

Lợi ích

Bàn về thế mạnh mà trực tiếp xuất hàng sở hữu, ta không thể không nói đến khả năng giảm chi phí. Bằng cách loại bỏ sự cần thiết của trung gian, công ty xuất khẩu có thể gia tăng tỷ suất lợi nhuận. Hơn nữa, nó cũng cho phép các nhà kinh doanh chủ động tự định giá dựa trên nhu cầu thị trường, giúp tối đa hóa thu nhập và giành lấy lợi thế cạnh tranh.

Hai, kiểm soát hiệu quả chuỗi cung ứng: Nhờ việc quản lý toàn bộ quy trình từ sản xuất, thông quan, giao hàng đến buôn bán, mặt hàng được đảm bảo chắc chắn về mặt chất lượng, số lượng. Song song, do giám sát tốt mức tồn kho theo thời gian thực, doanh nghiệp còn tránh được tình trạng tồn kho quá nhiều hoặc thiếu, dẫn đến lãng phí hoặc mất doanh thu.

Ngoài ra, ta còn có cơ hội học hỏi kiến thức tại nước xuất khẩu. Sau một khoảng thời gian tương tác trực tiếp cùng khách hàng, người xuất khẩu tìm hiểu sâu, thu thập thêm thông tin về sở thích, thói quen mua hàng và sắc thái văn hóa của đối tác, hỗ trợ phát hiện ý tưởng nhằm điều chỉnh danh mục, đặc điểm sản phẩm và chiến lược tiếp thị sao cho đáp ứng tốt hơn về nhu cầu của đối tượng mục tiêu.

Cuối cùng, các bên tham gia xuất khẩu trực tiếp sẽ hưởng lợi thông qua việc nâng cao uy tín và nhận diện thương hiệu. Cho sản phẩm của mình vươn ra được nhiều quốc gia, công ty dễ dàng xây dựng danh tiếng và sự đổi  giúp họ thu hút khách hàng cũng như nhà đầu tư từ khắp nơi trên thế giới. 

Đặc biệt, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, các điểm mạnh sẽ được tận dụng tối đa khi có sự đồng hành của Đại diện thương mại:

 

XKTT KHÔNG CÓ Đại diện thương mại

XKTT CÓ Đại diện thương mại

  • Tiết kiệm chi phí phải trả cho đại diện thương mại
  • Tự kiểm soát, quản lý toàn bộ quá trình xuất khẩu
  • Tăng độ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng
  • Tiếp cận với thị trường mới và mở rộng quy mô một cách nhanh chóng, dễ dàng
  • Tránh được các rủi ro pháp lý, thuế & các quy định khác
  • Tư vấn, xây dựng & thực hiện kế hoạch chiến lược
  • Xây dựng mối quan hệ với chính phủ, doanh nghiệp & khách hàng
  • Hỗ trợ trong việc thương lượng giá cả và điều kiện thanh toán với khách hàng

Thực tế, công ty VIEC là dịch vụ đại diện thương mại, tư vấn xuất nhập khẩu với trụ sở tại Hà Lan. Chúng tôi đồng hành cùng doanh nghiệp từ giai đoạn thai nghén ý tưởng đến khi hoàn hảo xuất/nhập hàng hóa trực tiếp từ Việt Nam và Hà Lan.

 

Thách thức

Không thể phủ nhận rằng khẩu khẩu trực tiếp mang lại rất nhiều lợi ích, tuy nhiên nó vẫn tồn tại một số hạn chế chúng ta cần lưu ý như sau:

Đầu tiên và cực kỳ quan trọng, chi phí ẩn, đó có thể nằm rải rác trong phần vận tải, bảo hiểm, lệ phí hải quan, hay thuế nhập khẩu. Điều này xảy ra bởi vì xuất khẩu trực tiếp là một quá trình phức tạp và đòi hỏi rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm về các quy trình, pháp lý, thị trường, v.v. Một đơn vị am hiểu có thể giúp bạn không chỉ thông quan thành công mà còn tìm kiếm khách hàng, thực hiện các giao dịch và giải quyết các vấn đề pháp lý, con người.

Tuân thủ nhiều luật lệ và tiêu chuẩn khác nhau trong thị trường nhắm đến, bao gồm các quy định hải quan, yêu cầu về nhãn dán, tiêu chuẩn an toàn sản phẩm,… Việc không tuân theo các điều lệ không chỉ dẫn đến phạt vi phạm chính mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín bên xuất khẩu. 

Quản lý biến động tiền tệ: Khi có sự khác nhau về loại tiền tệ giữa nước xuất và nhập khẩu, rủi ro biến động về tỷ giá hối đoái là khó tránh khỏi. Một cách để quản lý rủi ro này là sử dụng các công cụ bảo hiểm như hợp đồng kỳ hạn hoặc quyền chọn.

Khác biệt văn hóa có thể bao gồm sự khác biệt về ngôn ngữ, phong cách giao tiếp, thói quen tiêu dùng và môi trường sinh hoạt,… Các công ty không thích nghi được với những xung đột vừa liệt kê sẽ gặp khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ sâu sắc với khách hàng.

 

Case study 

xuat-khau-truc-tiep-2

Sau đây là ví dụ của một trong các đối tác chúng tôi, Gaia, mang cafe làng Việt thâm nhập Hà Lan thông qua hình thức xuất khẩu trực tiếp.

Vì Café Gaia là một doanh nghiệp mới gia nhập “trưòng đua” quốc tế nên đã gặp nhiều gập ghềnh ở quá trình xuất khẩu. Gaia chưa thực sự hiểu rõ văn hóa kinh doanh tại vương quốc cối xoay gió. Khả năng tìm kiếm đối tác cũng gặp trở ngại bởi sự hạn chế trong mạng lưới quan hệ. Vậy đâu là con đường phù hợp nhất để mở rộng tệp khách hàng tại Hà Lan và Châu Âu? 

Để giải quyết vấn đề, đầu tiên, VIEC đã tìm hiểu sâu sắc về Gaia nhằm nắm rõ thông tin sản phẩm, mục tiêu, khả năng tài chính và kì vọng của đối tác khi xuất khẩu. Cùng lúc, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thị trường để đảm bảo sự phù hợp của café với nhu cầu đất nước hoa tulip. Bước tiếp theo, VIEC trở thành đại diện thương mại của Gaia tại thị trường Hà Lan, giải quyết vấn đề niềm tin khi làm việc với các đối tác và tạo sự ưu đãi về giá. Kết quả là chỉ trong vòng 3 tháng Gaia đã không chỉ tiết kiệm chi phí hơn nhiều lần mà còn thành công đưa sản phẩm café của công ty đến Hà Lan, thậm chí là lên sàn thương mại quốc gia này.

 

Tìm hiểu thêm về case study tại đây. Hoặc tham gia tư vấn miễn phí về dịch vụ xuất khẩu trực tiếp cùng VIEC – Import Export Consulting Services (Vietnam – Netherlands).

related news