Yêu cầu Tiêu Chuẩn Hạt Tiêu Xuất Khẩu vào thị trường Châu Âu

tieu-chuan-hat-tieu-xuat-khau-vao-chau-au

Table of Contents

Hiện nay, hạt tiêu là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Châu Âu. Trong giai đoạn 2017 – 2021, sản lượng xuất khẩu hạt tiêu đã tăng tới 56%. Các nhà sản xuất hạt tiêu Việt Nam cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì của Châu Âu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.

tieu-chuan-hat-tieu-xuat-khau-vao-chau-au
Hạt tiêu xuất khẩu cần đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của Châu Âu

Tuân thủ luật thực phẩm chung của Châu Âu đối với Tiêu Chuẩn Hạt Tiêu Xuất Khẩu từ Việt Nam

Các đơn vị xuất khẩu cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn theo Luật thực phẩm chung (General Food Law) của liên minh Châu Âu. Luật thực phẩm chung quy định các nền tảng pháp lý về vấn đề an toàn thực phẩm của EU, bao gồm nguyên tắc phòng ngừa và quản lý khủng hoảng.

Kiểm soát chất gây ô nhiễm trong hạt tiêu đen trong tiêu chuẩn hạt tiêu xuất khẩu tại Châu Âu

Châu Âu đặt ra mức độ tối đa với một số chất gây ô nhiễm nhất định trong thực phẩm. Quy định này được cập nhật thường xuyên, đòi hỏi các nhà cung ứng hạt tiêu nắm bắt thông tin một cách nhanh nhạy, để có những chiến lược sản xuất hiệu quả. Các tiêu chuẩn tập trung xoay quanh độc tố nấm mốc, dư lượng thuốc trừ sâu, vi sinh vật và vật thể lạ.

Độc tố nấm mốc – nhân tố quan trọng trong tiêu chuẩn hạt tiêu xuất khẩu

Một trong những lý do chính khiến hạt tiêu bị cấm ở EU là sự xuất hiện của độc tố nấm mốc, đặc biệt là aflatoxin. Theo yêu cầu của Châu Âu, giới hạn tối đa về tổng hàm lượng aflatoxin là 10 μg/kg. Bên cạnh đó, ochratoxin chỉ được phép xuất hiện tối đa là 15 μg / kg

Để giảm nguy cơ nhiễm độc tố nấm mốc cho hạt tiêu, các nhà sản xuất có thể áp dụng biện pháp sấy khô với độ ẩm dưới 12% và chú ý bảo quản, vận chuyển trong môi trường khô ráo, sạch sẽ.

tieu-chuan-hat-tieu-xuat-khau
Khử trùng sạch nấm mốc trong hạt tiêu

Dư lượng thuốc trừ sâu – lưu ý đối với tiêu chuẩn hạt tiêu xuất khẩu

Thuốc trừ sâu là một trong những chất gây hại đối với sự an toàn sức khỏe người sử dụng. Châu Âu đã yêu cầu mức dư lượng tối đa (MRLs) với loại chất này trong hạt tiêu. Nếu sản phẩm nào có lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá mức cho phép sẽ bị tước mất cơ hội đến tay khách hàng ở các nước này. Châu Âu thường xuyên cập nhật và công bố danh sách những thuốc trừ sâu và hàm lượng được phép sử dụng trong hạt tiêu. Vậy nên các nhà xuất khẩu hãy chú ý theo dõi để vi phạm quy định trên.

Chất gây ô nhiễm vi sinh

Châu Âu quy định rằng hạt tiêu nhập khẩu phải được loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn có hại như salmonella, listeria. Những vi khuẩn hiếu khí như nấm men, nấm mốc và escherichia coli có thể được chấp nhận với số lượng cực kỳ nhỏ, tùy thuộc vào luật pháp quốc gia của thị trường mục tiêu và yêu cầu cụ thể của người mua.

Để ngăn chặn việc hạt tiêu bị nhiễm côn trùng và vi sinh, các nhà sản xuất nên có các biện pháp phòng ngừa tại chỗ như xử lý nhiệt (khử trùng) hoặc hun trùng. Với phương pháp khử trùng, EU chỉ cho phép sử dụng các hóa chất được phê duyệt chính thức, tuyệt đối không dùng methyl bromide và ethylene oxide. Chúng đặc biệt khuyến nghị xử lý nhiệt (khử trùng) hạt tiêu, vì đây là một quy trình an toàn hơn nhiều so với hun trùng.

Vật thể lạ có trong sản phẩm – điều tối kỵ trong tiêu chuẩn hạt tiêu xuất khẩu vào EU

Nhiễm dị vật là một trong những vấn đề an toàn thực phẩm lớn nhất liên quan đến hạt tiêu trên thị trường châu Âu. Vì vậy, việc kiểm tra độ sạch của hạt tiêu trước khi xuất khẩu là đặc biệt quan trọng. Các vật thể lạ có thể bao gồm côn trùng chết, phân động vật (chuột, gia súc, chim và côn trùng), cát, bùn, thủy tinh, các hạt kim loại từ máy móc nông nghiệp, thân hoặc lá hạt tiêu.

Không có giới hạn chính thức nào đối với dị vật trong các chuyến hàng hạt tiêu đến châu Âu. Hầu hết người tiêu dùng châu Âu có yêu cầu của riêng họ về vấn đề này hoặc tuân theo các thông số kỹ thuật về độ sạch của Hiệp hội Thương mại Gia vị Hoa Kỳ (ASTA). ASTA không cho phép sản phẩm hạt tiêu chứa bất kỳ vật thể lạ nào có đường kính lớn hơn 2mm, trong khi giới hạn của vật chất không liên quan là 1% trọng lượng.

tieu-chuan-hat-tieu-xuat-khau
Hạt tiêu cần được kiểm tra độ sạch trước khi xuất khẩu

Chiếu xạ như thế nào phù hợp với tiêu chuẩn hạt tiêu xuất khẩu vào Châu Âu

Châu Âu cho phép chiếu xạ hạt tiêu như một cách khử trùng. Việc chiếu xạ phải được thực hiện tại các cơ sở phê duyệt. Đồng thời, thực phẩm được chiếu xạ cần được dán nhãn rõ ràng. Tuy nhiên, người tiêu dùng châu Âu không thích thực phẩm chiếu xạ, yêu cầu kiểm tra độ nhiễm phóng xạ đối với hạt tiêu nhập khẩu. Luật chiếu xạ thực phẩm, mức độ nhiễm xạ tối đa và luật bảo vệ bức xạ của Ủy ban Châu Âu là những quy định cơ bản để phát hiện mức độ phóng xạ gia tăng trong hạt tiêu.

Quy cách đóng gói và nhãn mác

Bao bì dùng cho hạt tiêu phải bảo vệ được hương vị, màu sắc và các đặc tính chất lượng khác của sản phẩm. Nếu hạt tiêu được đóng gói bán lẻ thì nhãn mác sản phẩm nên tuân theo quy định của Châu Âu về việc cung cấp thông tin thực phẩm cho người tiêu dùng, bao gồm thành phần dinh dưỡng, xuất xứ, chất gây dị ứng. Kích thước phông chữ tối thiểu là 1,2mm. Nhãn mác sản phẩm cần có ngôn ngữ chính thức của nước nhập khẩu để khách hàng hiểu được.

tieu-chuan-hat-tieu-xuat-khau-vao-chau-au
Sản phẩm phải có nhãn mác đầy đủ thông tin

Trên đây là bài viết chi tiết về các tiêu chuẩn bắt buộc của Châu Âu với hạt tiêu nhập khẩu. Tuy nhiên, để chinh phục được thị trường rộng lớn như EU, các doanh nghiệp xuất khẩu cần nâng cao chất lượng, mẫu mã, có chứng nhận an toàn thực phẩm. Đây là vấn đề không hề dễ dàng.

Hiểu được khó khăn, trăn trở của quý vị, VIEC – công ty tư vấn xuất nhập khẩu Việt Nam – Hà Lan với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ đem đến những giải pháp hữu ích, giúp đẩy nhanh sản phẩm sang Châu Âu và thu lại lợi nhuận tốt hơn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhé!

related news