Xuất khẩu trực tiếp

Xuất Khẩu Trực Tiếp Việt Nam - Châu Âu

Xuất khẩu trực tiếp có nghĩa là bạn bán sản phẩm của mình trực tiếp cho khách hàng ở nước ngoài, không qua trung gian, để tăng tỷ suất lợi nhuận, tiết kiệm thời gian và kiểm soát thị trường tốt hơn. Tuy nhiên, gần như không thể xuất khẩu trực tiếp nếu không có đơn vị tư vấn am hiểu và có mạng lưới thị trường mục tiêu. Tự mình làm tất cả sẽ tiêu tốn của bạn rất nhiều thời gian và tiền bạc.

Với mạng lưới các nhà nhập khẩu và chuỗi bán lẻ rộng khắp tại Việt Nam và Châu Âu, chúng tôi có thể hỗ trợ bạn liên hệ với những người mua phù hợp mà không cần đầu tư đáng kể để mở rộng kinh doanh quốc tế.

Quy trình xuất khẩu trực tiếp Việt Nam - Châu Âu

Bước 1: Lên kế hoạch thâm nhập thị trường Châu Âu (Hà Lan)

Chuyên gia tại VIEC giúp bạn hiểu sâu hơn về mô hình kinh doanh và tuyên bố giá trị của sản phẩm. Từ đó, chúng tôi đề xuất chiến lược thâm nhập thị trường phù hợp để doanh nghiệp của bạn gia nhập thị trường Châu Âu.

Bước 2: Đưa sản phẩm lên sàn TMĐT để Thử nghiệm thị trường

Thông qua việc thử nghiệm thị trường, doanh nghiệp sẽ có hai lợi thế cạnh tranh quan trọng. Đầu tiên, đây là cơ hội cho doanh nghiệp để thử nghiệm sản phẩm và đánh giá mức độ phù hợp với thị trường. Ngoài ra, đây cũng là bước đầu xây dựng dấu ấn thương hiệu (footprint) cho kế hoạch phát triển dài hạn trong tương lai.

Bước 3: Đại diện thương mại để Kết nối với khách hàng lớn

Sau bước thử nghiệm thị trường, VIEC sẽ tiến hành đưa sản phẩm của bạn đến các cửa hàng địa phương, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng và chuỗi siêu thị, các nhà phân phối và công ty nhập khẩu tại Hà Lan. Đại diện cho doanh nghiệp của bạn để có mặt hoặc tham gia các hội chợ thương mại tại Châu Âu.

Bước 4: Xuất khẩu hàng trực tiếp

Tại bước này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn những khâu còn lại bao gồm: Thương lượng hợp đồng với người mua, chuẩn bị giấy tờ, làm việc với công ty Logistcs uy tín để xuất khẩu trực tiếp sang Châu Âu.

Liên lạc với chúng tôi để biết thêm chi tiết

Liên lạc ngay với chúng tôi ngay để tìm hiểu thêm về kế hoạch xuất khẩu trực tiếp sang Châu Âu cho doanh nghiệp của bạn

Câu hỏi thường gặp về dịch vụ xuất khẩu trực tiếp (FAQ)

VIEC không thực hiện việc MUA ĐI BÁN LẠI giữa nhà sản xuất tại Việt Nam và Người nhập hàng tại Hà Lan. VIEC đóng vai trò như một chuyên gia tư vấn – đại diện thương mại cho doanh nghiệp của bạn tại thị trường Hà Lan. Giống như một phòng thương mại trực thuộc công ty của bạn với trụ sở tại Hà Lan.

Chúng tôi đã áp dụng phương pháp này, không phải 1, không phải 2… mà hơn 20 lần. Vì vậy, chúng tôi có thể đảm bảo với bạn, khả năng thành công là rất cao. Bạn có thể xem các dự án của chúng tôi tại đây để tìm hiểu thêm.

Xin lưu ý rằng trước khi bạn ký hợp đồng, chúng tôi sẽ cần kiểm tra sản phẩm của bạn thông qua các kênh mạng của chúng tôi để đảm bảo rằng sản phẩm của bạn có tiềm năng tốt trong thị trường mục tiêu của bạn. Nếu không, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thông tin phản hồi về lý do tại sao chúng tôi cho rằng nó không hoạt động. Phần này là miễn phí.

Sau khi sản phẩm của bạn vượt qua bài kiểm tra của chúng tôi (và chúng tôi hy vọng là như vậy!), dự án sẽ mất khoảng 3 đến 6 tháng để thực sự bán sản phẩm của bạn trực tiếp cho người mua địa phương. Tất nhiên, đây chỉ là ước lượng. Trên thực tế, thời gian có thể ít hơn hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào sản phẩm và ngành.

VIEC cam kết trong thời gian 3 đến 6 tháng sẽ đăng ký công bố sản phẩm của bạn tại Hà Lan và đưa lên sàn TMĐT lớn nhất tại đây để giúp bạn đặt chân lên Châu Âu chính thức. Từ đó VIEC sẽ giúp bạn có lợi thế hơn khi trào hàng đến các nhà nhập khẩu, phân phối hoặc hệ thống siêu thị tại đây. Nếu điều này không được thực hiện như cam kết. VIEC sẽ hoàn trả 100% chi phí dịch vụ.

Sự khác biệt giữa mô hình xuất khẩu truyền thống (gián tiếp) và xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp là có sự tham gia của bên thứ ba, đại lý, nhà phân phối hoặc nhà buôn hàng nhập khẩu để thay mặt bạn xử lý một số công đoạn trong quy trình.

Ưu điểm của xuất khẩu gián tiếp

  • Không cần đầu tư hoặc đầu tư ít nhân sự: Xuất khẩu gián tiếp không yêu cầu kinh nghiệm xuất khẩu chuyên nghiệp hoặc thêm nhân viên, vì các nhà phân phối sẽ lo liệu phần đó cho bạn.
  • Tận dụng chuyên môn và mối quan hệ của nhà phân phối: Nhà phân phối sẽ thiết kế và thực hiện lộ trình tốt nhất cho sản phẩm của bạn tại thị trường nước ngoài thông qua mạng lưới mối quan hệ của họ.
  • Giảm rủi ro tài chính: Các đơn vị trung gian gánh vác phần lớn rủi ro và trách nhiệm liên quan đến doanh nghiệp bạn.

Nhược điểm của xuất khẩu gián tiếp

  • Chi phí hàng hóa cao hơn: Để xuất khẩu sang Châu Âu, hàng hóa thường phải đội giá lên rất nhiều, vì phải bán sang tay cho các nhà phân phối và bên liên quan, dẫn đến việc chí phí tăng cao, khiến khả năng cạnh tranh hàng hóa giảm.
  • Phụ thuộc nhiều vào bên trung gian: Khi xuất khẩu gián tiếp, doanh nghiệp sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cam kết được thực hiện qua trung gian khi làm việc với các đối tác nước ngoài.. 
  • Giao dịch gián tiếp với khách hàng: Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc cập nhập thông tin về phản hồi của khách hàng tại thị trường nước ngoài về sản phẩm của doanh nghiệp, ví dụ như: thị trường đang cần gì, khách hàng họ muốn gì, hay bao bì thiết kế sản phẩm cần được thiết kế ra sao.

Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp có nghĩa là công ty xuất khẩu sản phẩm của họ trực tiếp ra thị trường quốc tế, và không thông qua bất cứ bên trung gian nào.

Ưu điểm của xuất khẩu trực tiếp

  • Kiểm soát quá trình xuất khẩu tốt hơn: Doanh nghiệp của bạn xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng, cùng với việc hoàn thành chiến dịch tiếp thị và bán hàng của riêng bạn để cải thiện khả năng cạnh tranh tổng thể.
  • Lợi Nhuận Cao Hơn: Các công ty sẽ gửi hóa đơn trực tiếp và chia sẻ lợi nhuận ít với các bên khác và có tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
  • Giảm sự phụ thuộc vào các bên trung gian: Các nhà sản xuất phản ứng nhanh chóng với các xu hướng mới nhất trên thị trường mục tiêu cũng như nắm bắt thông tin chuyên sâu về bất kỳ vấn đề mới nảy sinh nào.

Nhược điểm của xuất khẩu trực tiếp

  • Thiếu sự hiểu biết về văn hóa, địa phương, và khách hàng: Các công ty phải vật lộn với những khoảng cách lớn về quy tắc kinh doanh, hiểu biết về thị trường, thị hiếu và hành vi của khách hàng.
  • Đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian và nguồn nhân lực:Để bán hàng trực tiếp ra thị trường nước ngoài thành công, các công ty cần đầu tư nhiều thời gian và nhân lực vào hoạt động xuất khẩu trực tiếp.
  • Gia tăng rủi ro tài chính: Là một nhà xuất khẩu trực tiếp, bạn phải đối mặt với tất cả những tổn thất và thiệt hại sắp xảy ra trong quá trình xuất khẩu trực tiếp.

schedule a free Consultation