Hiện nay, sản phẩm Việt Nam được quốc tế biết đến với chất lượng, giá cả phải chăng và những nét văn hóa độc đáo. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc mở rộng phạm vi tiếp cận và kết nối với khách hàng nước ngoài. Một trong những giải pháp hữu ích cho vấn đề này là công bố và đưa sản phẩm lên sàn thương mại thuộc thị trường mục tiêu, cụ thể trong bài viết này là Hà Lan. Ngay lúc này, VIEC sẽ bật mí cho bạn một số thông tin vô cùng giá trị.
Sàn thương mại điện tử Hà Lan
Theo các báo cáo, thị trường thương mại điện tử ở Hà Lan đã có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây. Năm 2020, tổng doanh thu thương mại điện tử trong nước ước tính đạt 26,6 tỷ euro, tăng 7% so với năm trước. Khối lượng mua hàng trực tuyến cũng tăng 11% vào năm 2020, cho thấy sự thay đổi lớn đối với mua sắm trực tuyến. Đại dịch COVID-19 là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng này, khi ngày càng nhiều người tiêu dùng chuyển sang các nền tảng trực tuyến để mua hàng hóa và dịch vụ. Ngoài ra, thị trường thương mại thông qua sàn của Hà Lan đã chứng kiến sự gia tăng doanh số bán hàng xuyên biên giới, với ước tính khoảng 35% người tiêu dùng Hà Lan mua hàng từ các nền tảng thương mại điện tử nước ngoài
Nền tảng đáng chú ý lúc này là Bol.com, cung cấp nhiều loại sản phẩm, bao gồm sách, đồ điện tử và đồ gia dụng. Một sàn thương mại điện tử nổi tiếng khác tại đây là Marktplaats, nền tảng rao vặt trực tuyến cho phép người dùng mua và bán đồ cũ. Ngoài ra, các doanh nghiệp Hà Lan còn sử dụng nhiều sàn giao dịch quốc tế như Amazon, eBay và Alibaba để tiếp cận người mua toàn cầu.
Chính phủ Hà Lan cũng đã thực hiện các bước để hỗ trợ ngành thương mại điện tử, đưa ra các ưu đãi về thuế và tạo ra các sáng kiến để khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp trực tuyến.
Lợi ích
Hàng hóa Việt Nam rất phù hợp với thị trường Hà Lan, nơi coi trọng chất lượng, giá cả phải chăng và tính bền vững. Một số sản phẩm phổ biến của Việt Nam có thể thành công tại thị trường Hà Lan bao gồm cà phê, gạo, hạt điều, dệt may, thủ công mỹ nghệ… Từ đó, đưa chúng lên sàn thương mại có thể giúp công ty tăng cấp số nhân khả năng cạnh tranh nhờ các ưu điểm sau:
Môi trường giao dịch đáng tin cậy – Hà Lan cung cấp một nền tảng an toàn cho các doanh nghiệp buôn bán và trao đổi với nhau. Mọi bên tham gia vào sàn bắt buộc phải chứng minh và xác thực độ uy tín của mình. Điều này đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp khi tham gia một “đại dương” mới, bằng một hình thức mới.
Tiếp cận thị trường toàn cầu – Bằng cách công khai mặt hàng lên sàn, khả năng tiếp cận đối tượng rộng hơn nhiều so với kênh tiếp thị và bán hàng truyền thống. Đặc biệt, Hà Lan là cửa ngõ thâm nhập thị trường châu Âu, sản phẩm khi được đón nhận tại quốc gia này có thể dễ dàng vươn đến nước láng giềng trong EU.
Tiết kiệm chi phí – Các công ty có thể tiết kiệm được tiền thuê mặt bằng và các chi phí khác liên quan đến việc điều hành một cửa hàng thực tế. Với phí giao dịch thấp và các gói giá cả phải chăng, nền tảng này cung cấp giải pháp linh hoạt và có thể mở rộng, có thể điều chỉnh theo nhu cầu thuộc mọi quy mô, ngân sách.
Cung cấp và phân tích dữ liệu – Sàn thương mại điện tử mang đến rất nhiều thông tin có lợi cho việc nắm bắt hành vi tiêu dùng, đo lường hiệu quả chiến dịch, thử nghiệm độ tương thích của sản phẩm mới… Chúng được sử dụng để cải thiện các chiến lược tiếp thị và bán hàng. Dữ liệu này có thể bao gồm thông tin về hành vi, nhân khẩu học và mô hình mua hàng của khách hàng.
Giải pháp
Trước những giá trị có được khi tham gia sàn thương mại điện tử, vậy bạn còn chần chờ gì khi không liên hệ VIEC để hẹn gặp tư vấn?
Tận dụng sự am hiểu sâu sắc văn hóa giữa hai nước Hà Lan – Việt Nam, khả năng cập nhập thông tin thị trường nhanh chóng, chúng tôi tự hào mang đến giải pháp toàn diện: Đưa sản phẩm lên sàn TMĐT Hà Lan theo quy trình sau:
Bước 1: Kiểm tra sản phẩm
Bước 2: Tạo bộ sales kit
Bước 3: Đăng ký công bố
Bước 4: Lên sàn TMĐT
Tạo đột phá mới cùng VIEC tại đây.