Trong thời gian gần đây, EU trở thành đối tác thương mại hàng đầu và là thị trường xuất nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Hoa Kỳ). Trong đó, đáng kể đến là vùng đất Hà Lan, nơi được cho là bước đệm thần kì giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường châu Âu đầy mới mẻ và không kém khắc ngiệt.
Tại sao gọi Hà Lan là cửa ngõ thâm nhập thị trường Châu Âu?
Có nhiều lý do khiến Hà Lan thường được coi là cửa ngõ xuất khẩu của Việt Nam khi tiếp cận châu Âu:
Vị trí chiến lược:
Bàn về vị trí địa lí, Hà Lan nằm ở phía tây bắc của châu Âu, giáp Đức phía đông và Bỉ phía nam. Đường bờ biển của nó trải dài dọc theo Biển Bắc, giúp tiếp cận các tuyến đường vận chuyển quan trọng và dễ dàng vươn tới phần còn lại của thế giới. Bên cạnh đó, Hà Lan cũng trang bị một mạng lưới đường sắt và đường bộ phát triển vô cùng tốt, kết nối với khu vực khác của Châu Âu như Đức, Pháp, Anh…
Đặc biệt, đất nước cối xoay gió còn sở hữu Rotterdam – cảng lớn nhất châu Âu, lớn thứ sáu thế giới; sân bay Schiphol của Amsterdam, một trong những sân bay bận rộn bật nhất, đóng vai trò là trung tâm chính cho du lịch hàng không quốc tế và hệ thống đường thủy nội địa rộng lớn, kết nối Hà Lan với các quốc gia khác, cung cấp phương thức vận chuyển hàng hóa một cách hiệu quả và thân thiện với môi trường.
Các hiệp định thương mại:
Hà Lan là thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) và đã ký kết nhiều hiệp định thương mại với các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Điều này giúp cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Hà Lan có thể được hưởng lợi từ mức thuế thấp hơn và khả năng tiếp cận thị trường EU dễ dàng hơn.
Điển hình là Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Hiệp định nhằm xóa bỏ hầu hết các loại thuế quan và rào cản thương mại giữa Việt Nam và EU, thúc đẩy thương mại và đầu tư, tạo cơ hội kinh doanh mới cho cả hai bên. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực hợp tác khác nhau: thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm, cạnh tranh và phát triển bền vững.
Sức ảnh hưởng kinh tế:
Là một trong những nền kinh tế lớn nhất và phát triển nhất trong Liên minh châu Âu, sức mạnh kinh tế của Hà Lan có tác động đáng kể đến toàn bộ EU.
Hà Lan là một trung tâm thương mại lớn nhờ vào vị trí chiến lược và cơ sở hạ tầng phát triển cao. Nền kinh tế vững mạnh và các chính sách thương mại cởi mở khiến quốc gia này trở thành điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp muốn mở rộng sang thị trường EU. Điều này có nghĩa là Hà Lan đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại giữa các quốc gia thành viên EU và góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế chung.
Ngoài ra, xứ sở hoa tulip cũng là một nhà đầu tư quan trọng tại các nước EU khác. Các công ty Hà Lan hiện diện mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực trên khắp châu Âu, bao gồm tài chính, sản xuất và công nghệ. Nó cho thấy sức mạnh kinh tế của Hà Lan giúp hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của các quốc gia thành viên khác, tạo việc làm và thúc đẩy hoạt động kinh tế.
Doanh nghiệp cần lưu ý điều gì khi thâm nhập thị trường Hà Lan, Châu Âu
Giống như bất kỳ quốc gia khác, các công ty Việt Nam có dự định xuất khẩu sang EU, cụ thể là Hà Lan cần vô cùng cẩn trọng để đảm bảo không lãng phí nguồn lực. Dưới đây VIEC chỉ ra một vài điểm chính mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần xem xét khi xuất khẩu sang thị trường khó tính này:
Nghiên cứu thị trường: Trước khi xuất khẩu sang Hà Lan, điều quan trọng là phải nghiên cứu thị trường để hiểu nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của chính doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh và bất kỳ quy định hoặc yêu cầu nào liên quan cần phải đáp ứng.
Phát triển kế hoạch kinh doanh hiệu quả: Một kế hoạch kinh doanh hiệu quả bao gồm chiến lược tiếp thị, giá cả và kế hoạch phân phối là điều không thể thiếu để xuất khẩu thành công sang Hà Lan.
Tìm nhà phân phối, đại diện thương hiệu đáng tin cậy: Nhà phân phối hoặc bên đại diện có thâm niên tại thị trường Hà Lan có thể giúp đảm bảo rằng sản phẩm của bạn được phân phối hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho khách hàng mục tiêu.
Đảm bảo tuân thủ các quy định: Điều cần thiết cơ bản là phải tuân thủ tất cả các quy định và yêu cầu khi xuất khẩu sang Hà Lan, bao gồm các quy định về hải quan và thương mại, tiêu chuẩn chất lượng và an toàn cũng như các yêu cầu về ghi nhãn.
Xem xét sự khác biệt về văn hóa: Văn hóa Hà Lan có thể khác với văn hóa Việt Nam, vì vậy điều quan trọng là phải xem xét những khác biệt này và điều chỉnh các chiến lược tiếp thị và truyền thông cho phù hợp.
Nhìn chung, để tăng cơ hội xuất khẩu sang Hà Lan một cách hiệu quả, các công ty không chỉ hiểu rõ về mô hình kinh doanh, thị trường dự định thâm nhập mà còn cần cho mình đối đáng tin cậy.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp Việt, nhằm thấu hiểu nhu cầu, hỗ trợ phát triển sản phẩm, vận chuyển và phân phối đến người tiêu dùng tại Hà Lan.
Tìm hiểu về chúng tôi qua VIEC – xuất nhập khẩu trọn gói Hà Lan – Việt Nam.