I. Tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê sang Châu Âu
Cà phê xuất sang Châu Âu nhìn chung không có nhiều yêu cầu quá gắt gao. Tuy nhiên, nhà sản xuất vẫn cần đảm bảo một số tiêu chí bắt buộc bao gồm:
An toàn vệ sinh thực phẩm
Cà phê là một trong những thực phẩm được tiêu thụ nhiều nhất tại Châu Âu. Nên việc EU đưa ra các quy định cho cà phê theo Luật Thực phẩm châu Âu và điều chỉnh bởi Luật Thực phẩm chung là hoàn toàn dễ hiểu. Điều này đồng nghĩa các sản phẩm không đảm bảo an toàn, sẽ không được nhập khẩu vào lãnh thổ châu Âu.
Đối với xuất khẩu cà phê nhân xanh (green coffee beans), qui trình chế biến hầu hết được thực hiện tại nước người mua, vì vậy các quy định về kiểm soát chất lượng sẽ được nới lỏng hơn.
Tuy nhiên, việc doanh nghiệp chủ động tuân thủ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như ISO 9001, ISO 22000 và các nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) sẽ tạo ra những ‘cơ hội vàng” giúp các nhà xuất khẩu Việt Nam không chỉ giảm thiểu rủi ro trong toàn bộ chuỗi cung ứng, mà còn chủ động hơn trong việc khẳng định uy tín và tăng sức cạnh tranh trong dài hạn.
Kiểm soát chất gây ô nhiễm
Cà phê từ nông trại sản xuất đến khi lên kệ siêu thị và đến tay người tiêu dùng không thể tránh việc tiềm ẩn các chất gây ô nhiễm thực phẩm xuất hiện do yếu tố môi trường, khâu canh tác, chế biến, vận chuyển,…
Và vì thế Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) đã quy định các chất gây ô nhiễm cần được đảm bảo ở nồng độ thấp nhất có thể để đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và chất lượng thực phẩm.
Trong đó, các chất gây ô nhiễm phổ biến có thể được tìm thấy trong các sản phẩm cà phê bao gồm:
Bên cạnh đó, nhiều nhà nhập khẩu sẽ đưa ra một số yêu cầu khác đòi hỏi nhà xuất khẩu Việt Nam phải tuân theo:
Ghi nhãn thực phẩm
Sản phẩm cà phê khi đến tay người tiêu dùng cần phải đáp ứng các thông tin bắt buộc về tên sản phẩm, thành phần, khối lượng, hạn sử dụng, điều kiện bảo quản, xuất xứ, hướng dẫn sử dụng, đánh dấu lô và dinh dưỡng…
Trách nhiệm xã hội
Trách nhiệm xã hội ngày càng được người tiêu dùng châu Âu quan tâm, và hiện đã và đang là một phần của “luật chơi” được các nhà nhập khẩu đưa vào nền kinh tế thế giới
Sau đây là một vài minh chứng về các doanh nghiệp thực hành trách nhiệm xã hội tại EU:
- GEPA (Đức), Ethiquable (Pháp) and Altromercato (Italy): kinh doanh trên nguyên tắc tuân thủ tiêu chuẩn thương mại công bằng.
- This Side Up (Hà Lan): nhà nhập khẩu cà phê đặc sản tiếp sức cho người nông dân vươn lên thành những nhà kinh doanh nông nghiệp tự chủ.
- Nordic Approach (Na Uy): nhà nhập khẩu cà phê đặc sản chuyên tìm kiếm nguồn cung cà phê xanh có thể truy xuất nguồn gốc và giúp phát triển sản phẩm tại nguồn.
Chứng nhận phát triển bền vững
Ngoài ra, một số chứng chận tự nguyện khác giúp nâng tầm hạt cà phê Việt Nam mà doanh nghiệp không thể bỏ qua bao gồm:
Chứng nhận cà phê hữu cơ (organic), cà phê thương mại công bằng (fair trade), nông nghiệp bền vững (Rainforest Alliance), Cà phê tốt: UTZ Certified, chứng nhận 4C (chương trình cà phê sản xuất phù hợp với bộ quy tắc chung cho cộng đồng cà phê)…
II. Điểm lại “những cái nhất” về thị trường cà phê Châu Âu
EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới
Kim ngạch nhập khẩu cà phê từ các nước ngoại khối khoảng 10 tỷ USD/năm, chiếm 66% lượng nhập khẩu và khoảng 33% lượng tiêu thụ toàn cầu (Chỉ riêng năm 2020, ước tính tiêu thụ 3.244 triệu tấn cà phê)
EU là nơi có mức tiêu dùng cà phê trên đầu người nhiều nhất thế giới
Theo thống kê, lượng tiêu thụ cà phê tính trên đầu người tại châu Âu là trên 5kg/người/năm, trong đó dẫn đầu là Luxembourg với lượng tiêu thụ đạt 11 kg/người.
Con số này được chuyên gia dự đoán sẽ tiếp tục tăng cao do nhu cầu thị trường cà phê tại EU đang chuyển biến tích cực, đặc biệt cà phê tiêu thụ tại nhà và các dòng sản phẩm cao cấp.
EU là thị trường ưa chuộng cà phê đặc sản phát triển nhất trên toàn thế giới
Châu Âu hiện là thị trường có quy mô lớn nhất đối với các loại cà phê đặc sản, bên cạnh Mỹ.
Nhu cầu về các dòng cà phê đặc biệt, cả Arabica và Robusta, cũng có xu hướng tăng ở phân khúc khách hàng cao cấp, ưa chuộng các dòng cà phê chất lượng cao và có nguồn gốc xuất xứ “độc nhất” từ một nông trại có thương hiệu nổi tiếng hoặc đáp ứng được các tiêu chí phát triển bền vững.
EU là thị trường cạnh tranh có sức nóng nhất với các nhà cung ứng cà phê hàng đầu thế giới
Brazil và Việt Nam hiện là hai nhà cung cấp dẫn đầu cho thị trường cà phê châu Âu. Chỉ tính riêng hai quốc gia này đã chiếm phân nữa thị trường cà phê nhập khẩu, với Brazil cung cấp 28% tổng nhập khẩu của châu Âu và Việt Nam chiếm 18%.
Theo sau còn có các nhà cung cấp cà phê nhân từ Honduras (6,3%), Colombia (5,5%), Uganda (4,7%) và Ấn Độ (3,4%).
Theo đó, mỗi quốc gia đều có vị thế và thế mạnh của riêng mình trong ngành cà phê và thị trường châu Âu nói chung. Việt Nam, Ấn Độ và Uganda tập trung mạnh vào sản xuất cà phê Robusta. Trái lại, sự gia tăng xuất khẩu của Uganda trong những năm gần đây là nhờ vào sự gia tăng sản lượng của những giống cà phê mới và điều kiện thời tiết thuận lợi, cũng như sự ưa chuộng dành cho cà phê Uganda ở châu Âu.
Ngoài ra, châu Âu cũng là nơi có nhiều hãng cà phê rang xay với đa dạng quy mô và chủng loại. Tuy nhiên, thực tế thị trường phần lớn bị chi phối bởi một số công ty đa quốc gia lớn như Nestlé (Thụy Sĩ), JDE Peet’s (Hà Lan), Melitta (Đức) và Lavazza (Ý), Starbucks (Hoa Kỳ) và Cà phê Strauss (Israel)….
III. Xu hướng thị trường cà phê EU: cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt?
Người tiêu dùng cà phê châu Âu ngày càng quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ
Người châu Âu cho thấy đang dần đổi “gu” sang các dòng cà phê cao cấp, chất lượng cao và nguồn gốc xuất xứ duy nhất tại một quốc gia, thậm chí một nông trại “độc nhất”.
Thị trường cà phê pha sẵn và phục vụ riêng từng ly (single-serve coffee) tăng trưởng mạnh
Nhu cầu của người tiêu dùng Châu Âu đối với cà phê phục vụ một lần, bao gồm cà phê pods và viên nén (capsules) đã tăng mạnh. Và xu hướng này chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong 10 năm qua khi hàng loạt các ông lớn như Nespresso, JDE Peet’s,… đang đầu tư mạnh tay vào thị trường cà phê viên nén để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm cà phê tại nhà cả trong và sau đại dịch.
Nhu cầu ở phân khúc cà phê đặc sản có xu hướng tăng cao
Một cánh cửa đang mở ra với cà phê đặc sản tại Châu Âu. Mặc dù phân khúc bình dân giá rẻ vẫn đang chiếm ưu thế, ngày càng có nhiều người tiêu dùng ở châu Âu sẵn sàng chi tiền hơn cho các loại cà phê chất lượng cao, đặc biệt doanh nghiệp xây dựng được câu chuyện thương hiệu riêng biệt hoặc đáp ứng được các tiêu chí bền vững.
Hiểu được tiềm năng to lớn của thị trường cà phê Châu Âu, đây là lúc doanh nghiệp Việt Nam phát huy thế mạnh sẵn có về nguồn cung dồi dào, cộng thêm chất lượng sản phẩm đã và đang được khẳng định trên nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, những rào cản về kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, và khó khăn trong việc nắm bắt nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng đang đặt ra không ít thách thức cho các trang trại cà phê tại Việt Nam.
Thấu hiểu điều đó, công ty VIEC với dịch vụ tư vấn xuất nhập khẩu Việt Nam – Hà Lan tự hào là đơn vị uy tín đã đồng hành cùng nhiều thương hiệu Việt chinh phục thị trường Âu trong hơn 11 năm qua. Với đội ngũ giàu kinh nghiệm và mạng lưới đối tác tin cậy, chúng tôi giúp tư vấn cho doanh nghiệp Việt kế hoạch tiếp cận thị trường toàn diện, hiệu quả, đồng thời kết nối trực tiếp doanh nghiệp Việt Nam đến các nhà nhập khẩu lớn tại Châu Âu.