I. Thủ tục xuất khẩu gốm sứ
Về cơ bản thì doanh nghiệp sản xuất gốm sứ tại Việt Nam không có rào cản của nhà nước Việt Nam hay của các ban ngành trong việc xuất khẩu gốm sứ sang Châu Âu.
Chính vì vậy doanh nghiệp Việt chỉ nên quan tâm đến những yêu cầu Nhập Khẩu đối với mặt hàng gốm sứ tại Châu Âu, hay nói riêng là tại Hà Lan.
Tin vui đó là gần như không có yêu cầu cụ thể nào quá khắt khe cho chủng loại mặt hàng này liên quan đến việc nhập khẩu vào thị trường tại Châu Âu.
Từ kinh nghiệm thực tế của VIEC trong nhiều thương vụ kết nối thành công các nhà sản xuất gốm sứ tại phía Bắc Việt Nam với các doanh nghiệp nhập khẩu tại Hà Lan có thể kể đến một số lưu ý sau, để các doanh nghiệp có sự chuẩn bị trước khi đàm phán với khách hàng.
Yêu cầu về đóng gói bao bì sản phẩm: Tránh dùng các bao bì đóng gói có chứa nhiều nhựa, chất phụ gia có hại cho môi trường. Bao bì thường nên là bìa carton 3 đến 4 lớp và là loại giấy bìa carton đã qua khử khuẩn và hun trùng.
Về chất lượng sản phẩm, nếu là sản phẩm gốm sứ dùng trong nấu ăn, thì nên là loại có thể sử dụng được trong lò vi sóng và khách hàng thường chuộng các mẫu có ít màu sắc thay vì các loại nhiều màu theo văn hoá á đông. Sản phẩm bán chạy nhất thường là màu trắng hoặc chỉ có 1 màu.
Một số chất như chì có trong sản phẩm sẽ có thể khiến việc nhập khẩu trở nên khó khăn hơn nếu bị kiểm tra đột xuất.
Hiện tại mặt hàng gia dụng gốm sứ từ Việt Nam đang được hưởng thuế nhập 0% vào EU nên đây là điều kiện thuận lợi cho ngành gốm sứ tại Việt Nam. Để hỗ trợ công ty nhập khẩu tại EU cho việc miễn giảm thuế này, các đơn hàng nhập cần có C/O (certificate of origin)
Những công ty sản xuất tại Việt Nam nếu có các chứng chỉ về quy trình sản xuất hợp chuẩn ISO hoặc các chứng chỉ liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ có được lợi thế cạnh tranh trong quá trình trào hàng và thương lượng ký kết hợp đồng. Tuy không phải là bắt buộc nhưng những chứng chỉ này dần trở nên phổ thông và gần như các đối tác mà chúng tôi làm việc đều hỏi về các chứng chỉ này.
Các làng nghề truyền thống nung gốm sứ nếu vẫn dùng công nghệ lò nung cổ đốt bằng củi và hoặc than gây ô nhiễm môi trường gần như rất khó có thể tiếp cận được với khách hàng Châu Âu khi với họ, yếu tố bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong công nghiệp gốm sứ luôn được quan tâm đặc biệt.
II. Tổng quan về thị trường gốm sứ tại Châu Âu
Thị trường đồ gốm sứ ở Châu Âu tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy nhập khẩu bộ đồ ăn gốm sứ của EU đã tăng từ 1,8 tỷ Euro lên 2 tỷ Euro giai đoạn 2015 đến 2019, với mức tăng trưởng trung bình đạt 2,6% hàng năm. Tính riêng năm 2021, tổng trị giá nhập khẩu gốm sứ của EU đạt 5.22 triệu USD.
Trong đó, khoảng 47% giá trị nhập khẩu đến từ các nước đang phát triển. Cụ thể, kim ngạch đồ gốm sứ nhập khẩu từ các quốc gia đang phát triển tăng từ 879 triệu euro (năm 2015) lên 946 triệu euro (năm 2019), tốc độ trung bình hàng năm đạt 1,9%. Đây là lí do giúp châu Âu trở thành một trong những thị trường tiềm năng hàng đầu mà các doanh nghiệp đồ gốm sứ Việt luôn tìm hướng chinh phục.
Giới chuyên môn đánh giá, sự tăng trưởng của thị trường gốm sứ EU được thúc đẩy chính nhờ nhu cầu tăng cao với xu hướng nấu ăn tại nhà và xã giao trên bàn tiệc đã giúp ngành hàng bộ đồ ăn gia dụng tăng trường khả quan. Ngoài ra, một số động lực khác góp phần vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường bao gồm thị hiếu của người tiêu dùng với mặt hàng thủ công mỹ nghệ và ngày càng chú trọng đến các sản phẩm từ vật liệu thân thiện môi trường.
III. Thị trường EU: Miếng bánh nào béo bở nhất?
Các nền kinh tế lớn ở Tây Âu là những nhà nhập khẩu chính sản phẩm gốm sứ, đặc biệt với mặt hàng bộ đồ ăn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này không “bỏ trứng vào một giỏ” mà thường tái xuất khẩu sang các nước thành viên khác trong khu vực. Do đó, lời khuyên cho các doanh nghiệp là nên đa dạng hóa thị trường bằng cách đánh vào một phân khúc có sự tương đồng ở các quốc gia, thay vì một quốc gia cụ thể.
Đức là nhà nhập khẩu bộ đồ ăn gốm sứ hàng đầu Châu Âu với 16% giá trị nhập khẩu. Từ năm 2015 đến 2019, nhập khẩu sản phẩm gốm sứ của Đức giữ ổn định ở khoảng 325 triệu euro, với 47% (tương đương 155 triệu euro) đến từ các nước đang phát triển. Trong đó, Trung Quốc là nhà cung cấp hàng đầu của Đức, với giá trị nhập khẩu đạt 124 triệu euro. Các nước đang phát triển khác xuất khẩu sang Đức bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ (11 triệu euro) và Thái Lan (9,3 triệu euro).
Riêng đối với Pháp, nhập khẩu sản phẩm gốm sứ tương đối ổn định ở mức 205 triệu euro giai đoạn 2015 – 2019. Với 37 triệu euro vào năm 2019, các nước đang phát triển hiện chiếm 40% thị phần nhập khẩu. Nhà cung cấp mặt hàng gốm sứ hàng đầu của Pháp là Trung Quốc (31%), tiếp theo là Bỉ (11%), Đức (11%) và Bồ Đào Nha (10%).
Hà Lan là một trung tâm thương mại quan trọng của châu Âu. Nhập khẩu sản phẩm gốm sứ của Hà Lan đã tăng đáng kể từ 117 triệu euro năm 2015 đến 173 triệu euro năm 2019, tốc độ trung bình hàng năm 10%. Trong đó, các nước đang phát triển có thị phần tương đối ổn định, chiếm khoảng 53%, tương đương 100 triệu euro (2019). Trung Quốc là nhà cung cấp hàng đầu của Hà Lan, với 44% thị phần nhập khẩu mặt hàng gốm sứ. Các nhà cung cấp từ các nước đang phát triển khác bao gồm Thái Lan (5%) và Thổ Nhĩ Kỳ (5%).
Hà Lan từ lâu được xem là cửa ngõ quan trọng để xuất khẩu vào EU, đây là nước tái xuất khẩu hàng hóa lớn tác động đến nhập khẩu ở các nước châu Âu khác. Từ Hà Lan, hàng hóa được phân phối đến toàn châu Âu và thế giới, vì vậy thị trường Hà Lan đã và đang là điểm đến tiềm năng cho lĩnh vực xuất khẩu gôm sứ Việt Nam sang EU.
Những phân khúc gốm sứ EU doanh nghiệp Việt có thể hướng tới
Thị trường gốm sứ ở châu Âu có sự phân hóa cao: phân thành các phân khúc giá rẻ, tầm trung và cao cấp. Sản phẩm chủ yếu được đưa ra thị trường thông qua các kênh truyền thống: từ nhà nhập khẩu và tổng thầu phân phối ra các kênh bán lẻ, hoặc nhà bán lẻ mua trực tiếp từ các nhà cung cấp.
Phân khúc giá rẻ
Thị trường phân khúc giá rẻ tập trung vào những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. Người tiêu dùng không chú trọng nhiều đến mẫu mã của sản phẩm, mà quan tâm chức năng, thiết kế, giá tiền và quan trọng là họ có thể dễ dàng tìm thấy mặt hàng này ở các cửa hàng lân cận. Ngách sản phẩm này hiện là “sân chơi “ chính của các nhà hãng gốm sứ Trung Quốc đẫn đầu nhờ lợi thế giá rẻ và thị phần lớn
Phân khúc tầm trung
So với nhóm giá rẻ, các mặc hàng gốm sứ ở thị trường trung cấp có sự tinh tế và mang tính nghệ thuật cao hơn, với một số kiểu dáng sáng tạo hoặc áp dụng các hiệu ứng mới trong sản xuất thủ công. Về chất lượng sản phẩm, đồ gốm tầm trung được thế hệ Millennials ưa chuộng, khách hàng bắt đầu quan tâm đến tính bền vững và câu chuyện thương hiệu đằng sau một sản phẩm.
Thị trường cao cấp
Riêng thị trường cao cấp, sản phẩm gốm sứ cần có thiết kế riêng biệt, được chế tác tinh xảo và mang thương hiệu riêng. Việc xây dựng thương hiệu cho phân khúc cao cấp đòi hỏi đảm bảo về chất lượng bên cạnh chiến lược marketing phù hợp. Đây là phân khúc sản phẩm gốm sứ thủ công được đánh giá cao và được các doanh nghiêp nhận định thường mang về lợi nhuận tốt.
Thị trường khách sạn
Bên cạnh thị trường tiêu dùng, thị trường ở các kênh như khách sạn, nhà hàng, và dịch vụ ẩm thực (cafe, căn tin), cũng là một phân khúc thu hút các doanh nghiệp xuất khẩu. Sản phẩm đồ gốm được đánh giá theo độ bền, chức năng và giá cả. Các nhà xuất khẩu cần cung cấp sản phẩm có nhãn hiệu rõ ràng, đồng thời đáp ứng một số thông số kỹ thuật theo yêu cầu của bên mua.
IV. Giá sản phẩm gốm sứ tại EU
Theo các phân trúc như trên, giá sản phẩm gốm sứ sẽ dao động từ bình dân đến cao cấp. Sau khi cộng các chi phí hậu cần, lợi nhuận biên của các nhà bán buôn và bán lẻ và thuế VAT, người tiêu dùng Châu Âu sẽ chịu mức giá cao khoảng 4–6,5 lần giá bán xuất khẩu.
Bảng 1: Giá tiêu dùng cơ bản của bộ đồ ăn bằng gốm sứ ở Châu Âu
Giá thấp | Trung cấp | Cao cấp | |
Bộ 12 cái | € 80 | € 80-150 | € 150 trở lên |
Đĩa – bộ 4 cái | € 30 | € 30-80 | € 80 trở lên |
Chén (bát) – bộ 4 cái | € 30 | € 30-80 | € 80 trở lên |
Giá của sản phẩm sẽ phụ thuộc vào nhận thức của chính người tiêu dùng về giá trị của sản phẩm. Điều này bị ảnh hưởng bởi chiến lược Marketing hỗn hợp (Marketing mix):
- Lợi ích của sản phẩm
- Khuyến mãi (thương hiệu, quảng cáo)
- Địa điểm
- Giá
Giá thành sản phẩm sẽ phân bổ cho các mắc xích trong chuỗi cung ứng:
- Chi phí vận chuyển, nhập khẩu , phụ phí xử lý hàng hóa: + 25%
- Nhà bán buôn: + 100%
- Bán lẻ: + 100% –150%
- VAT *: + 20%
Lưu ý: Thuế VAT ở Châu Âu sẽ khác nhau ở các quốc gia thành viên: dao động từ 18% (Malta) đến 27% (Thụy Điển). Trung bình, tỷ lệ này ở khoảng 20%.
Bảng 2: Ví dụ về phân tích giá trên mỗi phân khúc thị trường
Lợi nhuận thấp | Lợi nhuận trung bình | Lợi nhuận cao | ||
Giá FOB | € 10 | € 10 | € 10 | Giá FOB |
Vận chuyển, phí bốc dỡ, bảo hiểm vận tải, dịch vụ ngân hàng (20% / 15% / 15%) | + €2 €12 | + €1,50 €11,50 | + €1,50 €11,50 | Giá dở lên bờ (Nhà nhập khẩu trả) |
Biên lợi nhuận của nhà nhập khẩu (50% / 75% / 90%) | + €6 €18 | + €8,60 €20,10 | + €10,40 €21,90 | Giá bán từ nhà nhập khẩu |
Biên lợi nhuận của nhà bán lẻ (90% / 110% / 150 %) | + €16,20 €34,20 | + €22,20 €42,30 | + €32,70 €54,60 | Giá bán chưa bao gồm VAT từ nhà bán lẻ đến người tiêu dùng |
Giá bán bao gồm VAT tại Châu Âu (20%) | + €6,80 €41 | + €8,50 €50,80 | + €10,90 €65,50 | Giá bán đã bao gồm VAT từ nhà bán lẻ đến người tiêu dùng |
V. Kết luận
Như vậy, có thể thấy thị trường EU là một điểm đến tiềm năng cho mặt hàng gốm sứ Việt Nam. Doanh nghiệp cần nắm các thông tin chung nhất về thị trường, các phân khúc khách hàng cũng như các thủ tục cần thiết để chính phục thị trường tiềm năng này. Hiện nay, với hiệp định EVFTA đi vào hiệu lực, các ưu đãi thuế quan ngày càng rộng mở nhiều cơ hội cho thương hiệu gốm sứ Việt Nam đi sâu vào thị trường gần 500 triệu dân này.
Tuy nhiên, trước khi hàng gốm sứ mỹ nghệ thâm nhập thị trường, DN phải đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, thường xuyên đổi mới mẫu mã sản phẩm phù hợp thị hiếu người tiêu dùng và tối ưu chuỗi cung cứng để đạt được lợi nhuận tốt nhất.
Thấu hiểu từ thực tế không ít doanh nghiệp Việt gặp khó khăn trong việc nắm bắt thông tin thị trường và nâng cao vị thé cạnh tranh trên trường quốc tế, Công ty VIEC tư vấn xuất nhập khẩu Việt Nam – Hà Lan tự hào với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU, chúng tôi giúp doanh nghiệp kết nối trực tiếp đến nhà nhập khẩu, nhà bán lẻ lớn tại Châu Âu, cũng như mang thương hiệu gốm sứ Việt Nam lên sàn thương mại điện tử.
Hãy liên hệ VIEC để được tư vấn cách xuất khẩu gốm sứ vào thị trường EU!