Châu Âu – Thị trường cho mây tre đan xuất khẩu
Hiện châu Âu nhập khẩu khoảng 2/3 đồ nội thất mây tre đan trực tiếp từ các nước đang phát triển. Từ năm 2016 đến 2020, nhập khẩu đồ nội thất mây tre đan của châu Âu đã tăng từ 142 triệu euro lên 168 triệu euro, với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 4,2%.
Các báo cáo cho thấy người tiêu dùng châu Âu ngày càng ưa chuộng những sản phẩm có nguồn gốc từ nguyên liệu tự nhiên như mây, tre, cói, bèo… Những mặt hàng này đáp ứng các nhu cầu đa dạng từ việc trang trí nhà cửa, nội thất nhà vườn, sinh hoạt hằng ngày và một số hoạt động khác. Trong đó, 60% hàng hóa hiện là sản phẩm làm từ tre.
Xu hướng tiêu dùng xanh này đã được hưởng ứng từ lâu và bắt đầu tăng trưởng mạnh từ sau đợt giãn cách trong đại dịch, đã dẫn đến việc người tiêu dùng dành nhiều thời gian hơn ở nhà và trong vườn. Nhu cầu về đồ nội thất giữ cho họ cảm giác gắn kết, gần gũi với thiên nhiên, giúp cải thiện đời sống tinh thần, đồng thời vẫn đảm bảo tính tiện dụng cao đã đặc biệt tăng mạnh.
Cụ thể, tổng giá trị sản phẩm mây tre đan xuất khẩu đến EU tăng trưởng ổn định vào năm 2020, với mức tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 1,4% (2016 -2020). Điều này đã đưa thị trường Châu Âu trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất toàn cầu với các mặt hàng nội thất từ nguyên liệu thiên nhiên, đặc biệt với nhà cung cấp từ các nước đang phát triển, như Việt Nam.
Thị trường EU: Cơ hội nào cho mây tre đan Việt Nam xuất khẩu?
Các nước Tây Âu hiện nhập khẩu phần lớn sản phẩm mây đan tre xuất khẩu và tái phân phối đến toàn khu vực EU. Các mặt hàng mây tre đan xuất khẩu vì thế sẽ không dừng lại ở một lãnh thổ nhất định, thay vào đó sẽ được chuyển tới những phân khúc tương tự ở các thị trường khác nhau.
Do vậy, lời khuyên cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng mây đan tre là nên tập trung vào một phân khúc khách hàng cụ thể, thay vì lựa chọn giới hạn ở 1 quốc gia.
Cụ thể, Đức hiện là nhà nhập khẩu hàng đầu của châu Âu về đồ nội thất mây tre đan với 22% kim ngạch nhập khẩu. Từ năm 2016 đến năm 2020, nhập khẩu đồ nội thất mây tre đan của Đức đã tăng từ 34 triệu euro lên 36 triệu euro.
Pháp xếp vị trí thứ hai ở 13%. Mỗi năm, lượng mặt hàng nội thất có nguồn gốc thiên nhiên từ các nước đang phát triển nhập khẩu vào quốc gia này tăng trưởng ổn định, với 50% từ tre và 50% còn lại từ song, mây.
Các thị trường nhỏ hơn với tỷ trọng dưới 10% nhưng vẫn nằm trong nhóm sáu nước nhập khẩu hàng đầu là Vương quốc Anh (8,8%), Hà Lan (7,1%), Bỉ (5,8%) và Tây Ban Nha (5,7%).
Riêng Hà Lan, có thể xem đây là một trung tâm thương mại và cửa ngõ quan trọng hàng đầu của châu Âu. Từ năm 2016 đến năm 2020, nhập khẩu đồ nội thất mây tre đan của Hà Lan tăng từ 11 triệu euro đến 12 triệu euro, tăng trưởng trung bình mỗi năm đạt 1,4%. Hiện quốc gia này nhập khẩu 70% nội thất mây tre đan trực tiếp từ các nước đang phát triển, cao hơn mức trung bình của EU.
Các sản phẩm mây tre đan xuất khẩu nào có tiềm năng tại Châu Âu
Các mặt hàng có nhu cầu cao nhất chủ yếu là nội thất dùng cho sân vườn như:
- Bàn ghế sân vườn
- Ghế ngoài trời và ghế tắm nắng
- Ghế đẩu
Như vậy, nhóm hàng mây tre đan Việt Nam có rất nhiều cơ hội phát triển thị trường mới cho thời gian tới. Theo đánh giá của các chuyên gia, chúng ta hoàn toàn có khả năng chiếm 8 – 10% thị trường thế giới, bằng cách tập trung vào các thị trường chủ lực như EU và ngành chế biến mây tre Việt Nam có thể vươn tới 1 tỷ USD trong tương lai gần. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần theo đuổi chiến lược phát triển bền vững và một trong số các yêu cầu không thể bỏ qua là các Thủ tục xuất khẩu hàng mây tre đan sang Châu Âu.
Thủ tục xuất khẩu hàng mây tre đan sang Châu Âu
Để xuất khẩu hàng mây tre đan sang Châu Âu, doanh nghiệp Việt Nam cần phải hoàn thành những thủ tục như sau:
- Kiểm dịch thực vật: Trước khi tiến hành xuất khẩu hàng mây tre đan sang các nước, doanh nghiệp cần phải đăng ký kiểm dịch thực vật cho lô hàng với cơ quan kiểm dịch thực vật. Ở bước này, doanh nghiệp cần tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ để đăng ký.
- Hun trùng: Sau khi hàng đã đóng trong container và mang ra cảng, doanh nghiệp cần tiến hàng hun trùng. Cung cấp số container cho cơ quan chuyên trách và đây là bên sẽ tiến hành hun trùng cho container.
- Làm thủ tục hải quan và thông quan lô hàng: Lưu ý rằng Châu Âu là thị trường tiềm năng, nhưng đồng thời cũng là thị trường khó tính bậc nhất thế giới. Nhà xuất khẩu cần đảm bào quy trình sản xuất an toàn: quy định chất lượng, an toàn lao động, không sử dụng lao động trẻ em ; Không được phép nhái kiểu cách, mẫu mã và hoàn thành thủ tục cần thiết
Kết luận
Trên đây là những thủ tục bắt buộc mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tuân theo để thông quan. Tuy nhiên trên thực tế, để có thể “lấy lòng” được các nhà nhập khẩu, họ cũng sẽ có thêm yêu cầu riêng, và điều chỉnh mẫu mã cho thích hợp với nhu cầu khách hàng tại các nước Châu Âu
Hiểu được những khó khăn trên của doanh nghiệp, Công ty VIEC tư vấn xuất nhập khẩu Việt Nam – Hà Lan với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU.
Công ty VIEC với mối quan hệ rộng rãi với các đối tác Châu Âu, có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận các nhà nhập khẩu Châu Âu lớn trực tiếp, mà không cần phải thông qua trung gian. Giúp doanh nghiệp có thể đẩy hàng nhanh hơn, đồng thời thu được lợi nhuận tốt hơn
Hãy liên hệ VIEC ngay hôm nay để được tư vấn cách xuất khẩu sản phẩm mây, tre, đan vào thị trường EU!