Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo: Cơ hội vàng cho Xuất Khẩu Gạo Việt Nam
Vào đầu tháng 9, Chính phủ Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu một số loại gạo. Đây là một cú huých mạnh mẽ gây chao đảo thị trường lương thực thế giới và lập tức đẩy mức giá gạo tăng cao. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng điều này tạo ra cơ hội tuyệt vời cho các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam.
Ấn Độ áp thuế và cấm xuất khẩu gạo
Trong khoảng thời gian gần đây, Chính phủ Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu với mặt hàng gạo tấm, có hiệu lực từ ngày 15/9/2022. Đồng thời, Ấn Độ cũng áp dụng mức thuế xuất khẩu 20% với một số loại gạo như gạo trắng, gạo lứt. Đây là các mặt hàng chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này.
Lý giải nguyên nhân của tình trạng trên, các chuyên gia cho rằng hạn hán và mất mùa kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực nội địa. Chính phủ Ấn Độ đang lo ngại về vấn đề nguồn cung suy giảm và lạm phát tăng cao nên đã đưa ra các quyết sách để giảm lượng gạo xuất khẩu và tích trữ trong nước. Điều này gây ra biến động lớn trên thị trường thương mại chung của thế giới, tăng áp lực lên giá lương thực toàn cầu, khiến giá gạo tăng cao một cách chóng mặt chỉ trong vòng một tuần.
Dự đoán giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng cao
Ngay sau khi lệnh áp thuế và cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ được ban hành, thị trường gạo thế giới đã có sự biến động mạnh mẽ về giá. Theo Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá gạo 5% tấm tại Thái Lan và Việt Nam đều tăng. Trong đó, gạo 5% tấm của Thái Lan được bán với mức giá là 430 USD/tấn, tăng 12 USD/tấn so với trước đây. Riêng ở Việt Nam, giá mặt hàng này ước tính đạt tới 405 USD/tấn, tăng 14 USD/tấn.
Theo ông Nguyễn Thanh Long – Giám đốc Công ty TNHH Gạo Việt, hiện nay, hai loại gạo nhận tác động lớn nhất về giá sau chính sách xuất khẩu lương thực của Ấn Độ là gạo tấm và gạo trắng. Gạo trắng xuất khẩu của Việt Nam có giá 415-425 USD/tấn, tăng khoảng 15-20 USD/tấn. Gạo tấm tăng mạnh nhất trên thị trường xuất khẩu thế giới với mức giá hiện nay là 380-390 USD/tấn, tăng 20-25 USD/tấn. Trong khi đó, giá gạo thơm Việt Nam cũng tăng khoảng 10-15 USD/tấn.
Giá gạo xuất khẩu đang tăng cao giúp các doanh nghiệp hưởng lợi lớn khi ký hợp đồng thương mại nước ngoài. Đồng thời, giá lúa gạo nội địa cũng tăng lên. Đây là cơ hội tuyệt vời cho người nông dân Việt Nam.
Theo dự báo của các chuyên gia, nguồn cung lương thực thế giới đang giảm đột ngột, nhu cầu tăng cao. Vậy nên, trong khoảng thời gian tới, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng lên và không có dấu hiệu giảm nhiệt.
Cơ hội vàng cho các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam
Từ trước đến nay, Ấn Độ đang xuất khẩu gạo sang hơn 150 quốc gia trên thế giới. Việc áp dụng mức thuế 20% và ban hành lệnh cấm xuất khẩu một số loại gạo sẽ là cơ hội tuyệt vời cho Việt Nam. Các doanh nghiệp cung ứng có thể tăng lượng xuất khẩu gạo tới thị trường nước ngoài và mức giá của mặt hàng này trong thời gian ngắn.
Việt Nam đứng thứ ba thế giới (sau Ấn Độ và Thái Lan) về lượng gạo xuất khẩu và chiếm thị phần lớn nhất trong thị trường nhập khẩu của Trung Quốc với 25%. Giờ đây, Ấn Độ đang mất dần vị thế cạnh tranh do giá gạo tăng và phải chịu mức thuế xuất khẩu cao hơn trước. Điều này đã thúc đẩy người tiêu dùng các nước chuyển hướng sang mua gạo của Việt Nam và Thái Lan.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam và báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng và giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam lần lượt đạt mức 4,8 triệu tấn, tăng 21% và 2,3 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ chỉ trong vòng 8 tháng đầu năm.
Thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam là Philippines với 28,9 triệu tấn, chiếm 45,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tương đương 1,06 tỷ USD. Đứng thứ hai là Trung Quốc, chiếm 11,5%, sản lượng đạt mức 520.445 tấn.
Qua đó, ta có thể thấy rằng, Việt Nam là quốc gia hưởng lợi lớn từ tình trạng xuất khẩu lương thực của Ấn Độ. Các đơn vị cung ứng và xuất khẩu hãy nắm bắt cơ hội tuyệt vời này để đưa gạo sang thị trường Châu Âu, đặc biệt là Hà Lan. Để xuất khẩu một cách thuận lợi và nhanh chóng, việc có một đại diện thương mại ở Hà Lan là thực sự cần thiết. Doanh nghiệp đại diện này sẽ giúp quý vị tìm kiếm và kiểm tra chất lượng đối tác. Đặc biệt quan trọng, sở hữu đại diện tại Hà Lan giúp tạo niềm tin với các nhà nhập khẩu trước khi ký hợp đồng thương mại bởi họ vẫn còn nhiều băn khoăn về độ tin cậy của chất lượng hàng hóa và trở ngại văn hóa giao tiếp giữa hai quốc gia.
VIEC – công ty tư vấn xuất nhập khẩu Việt Nam – Hà Lan với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ đem đến những giải pháp hữu ích, giúp đẩy nhanh sản phẩm sang Châu Âu và thu lại lợi nhuận tốt hơn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể!